Thực trạng già hóa dân số ở Nhật Bản

Song hành cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, cuộc sống hiện đại, Nhật Bản đang đối mặt với khủng hoảng về dân số già, trở thành “xã hội siêu già” khiến đất nước này đứng trước tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng.

già hóa dân số ở Nhật Bản
Tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản


I. Xã hội già hóa dân số là gì?

Già hóa dân số là sự thay đổi phân bố dân số một nước theo hướng tăng cao tỉ lệ người cao tuổi. Điều này thường được phản ánh qua việc tăng độ tuổi bình quân và độ tuổi trung vị của dân số, giảm thiểu tỷ lệ trẻ nhỏ, và gia tăng tỷ lệ dân số trung niên.

Những thuật ngữ như xã hội già hóa, xã hội già hay xã hội siêu già đều đang được sử dụng trên thế giới. Tuy nhiên chúng lại chưa có một định nghĩa chính xác mang tính quốc tế.

Cụm từ “xã hội già hóa” được sử dụng trong báo cáo liên hợp quốc vào năm 1956. Chính phủ Nhật Bản dựa theo tiêu chuẩn các nước phát triển phương Tây bấy giờ để giả định trên 7% là “dân số già hóa”. Bắt nguồn từ đó, tỉ lệ già hóa được cho là thước đo chung cho cộng đồng quốc tế. 

Độ tuổi từ 0-14 tuổi được gọi là thiếu niên, từ 15-64 tuổi là độ tuổi lao động, trên 65 tuổi là người cao tuổi. Khi đó, tỉ lệ già hóa là tỉ lệ phần trăm của người cao tuổi trong tổng dân số. Người ta dựa theo tỉ lệ này để phân biệt và định nghĩa:

Tỉ lệ già hóa vượt 7% sẽ được gọi là xã hội già hóa, trên 14% là xã hội già, và trên 21% gọi là xã hội siêu già.

Mặc dù không có một định nghĩa chính xác, các cụm từ trên được quy định để phân biệt dễ hiểu tình trạng già hóa của một xã hội.

Dựa theo quy chuẩn trên, Nhật Bản vào thời điểm năm 2018 với tỉ lệ già hóa chạm mức 28.1%, đã bước vào xã hội siêu già.

Độ tuổi từ 0-14 tuổi được gọi là thiếu niên, từ 15-64 tuổi là độ tuổi lao động, trên 65 tuổi là người cao tuổi. Tỉ lệ già hóa là phần trăm người cao tuổi trong tổng dân số.

Một xã hội khi tỉ lệ già hóa vượt 7% sẽ được gọi là xã hội già hóa, trên 14% là xã hội già, và trên 21% là xã hội siêu già.

Tình trạnh già hóa dân số ở Nhật đã vượt qua và bước vào xã hội siêu già hóa vào năm 2018, với tỉ lệ già hóa là 28.1%

 

II. Nguyên nhân diễn ra tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản

  • Tỉ lệ không kết hôn tăng (độc thân hóa):

Vào năm 1950, số phụ nữ ở độ tuổi 20 chiếm tới một nửa và số phụ nữ đã kết hôn ở độ tuổi 30 chiếm hơn 90%. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉ lệ nữ giới không kết hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt tỉ lệ chưa kết hôn của phụ nữ ở độ tuổi 30 đã tăng gấp 4 lần. Hơn nữa, tỉ lệ số người sinh con khi chưa kết hôn chỉ chiếm có 2% nên có thể nói rằng tỉ lệ không kết hôn gia tăng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỉ lệ sinh giảm.

  • Kết hôn muộn – sinh muộn:

Một nguyên nhân nữa là xu hướng kết hôn muộn và xu hướng sinh muộn. Vào năm 1950, tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ Nhật là 23 tuổi và tuổi trung bình khi sinh đứa con đầu là 25. Đến năm 2012 tuổi kết hôn trung bình là 29, tuổi trung bình khi sinh đứa con đầu cũng tăng, còn số người tiếp tục sinh con thứ 2 và thứ 3 ngày càng ít.

·      Quan điểm về kết hôn và sinh con thay đổi

Nếu như trước đây xã hội Nhật cho rằng việc lập gia đình và có con là điều tất nhiên thì đến nay quan điểm này đã thay đổi. Nhiều nam nữ nghĩ rằng việc sống một mình là tự do và nhiều người không còn định kiến với những người không kết hôn nữa. 

·      Sự tham gia của phụ nữ vào xã hội

Ngày càng nhiều nữ giới lựa chọn xin việc sau khi ra trường. Khi đã đi làm việc lập gia đình, sinh con trở nên khó khăn hơn từ đó mà dẫn đến tình trạng kết hôn muộn hoặc lựa chọn không sinh con thậm chí là không kết hôn.

·      Môi trường sinh và nuôi dạy trẻ chưa thực sự đầy đủ

Số lượng nam giới tham gia vào việc nuôi dạy con cái dù đã tăng nhưng không nhiều. Thêm vào đó pháp luật Nhật Bản có quy định về chế độ xin nghỉ sinh và chăm sóc con cái nhưng để nhận được điều này thì không hề đơn giản đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, sau khi sinh con hay chăm con nhỏ việc bắt đầu xin đi làm trở lại là điều rất khó từ đó xu hướng gia đình hạt nhân (chỉ có bố mẹ và con cái) gia tăng làm cho vấn đề tỉ lệ sinh thấp càng trầm trọng hơn.

·      Vấn đề kinh tế trong nuôi dạy con cái

Để nuôi dạy một đứa trẻ cho đến khi tốt nghiệp trường đại học tư sẽ tốn hơn 2o triệu yên (hơn 4,2 tỉ đồng), trong trường hợp trường công thì ít nhất cũng từ 10 triệu yên (hơn 2,1 tỉ đồng). Nếu như có 2 con thì con số này sẽ gấp đôi.

Mặc dù hiện tại xã hội Nhật có khá nhiều trợ cấp từ việc sinh con cũng như nuôi dạy con cái nhưng con số này vẫn chưa nhiều và gánh nặng kinh tế làm ảnh hưởng đến quyết định có sinh con hay không cũng như sinh bao nhiêu.

·      Phát triển y tế làm gia tăng tuổi thọ trung bình

Nhờ vào những cải tiến trong lĩnh vực y tế, tuổi thọ trung bình của người Nhật ngày càng tăng. Nếu như năm 1950 con số này ở nữ giới là 61,5 tuổi và 58 tuổi ở nam thì 50 năm sau đó (năm 2000) lần lượt đã là 81,9 tuổi và 77,7 tuổi. Thêm vào đó theo dự đoán đến năm 2050, tuổi thọ trung bình của nữ giới là 90,2 tuổi và nam giới là 83,5 tuổi.

·      Ý thức về sức khoẻ gia tăng

Ngày nay càng nhiều người Nhật ý thức về việc duy trì sức khoẻ thông qua tập luyện, chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đây cũng là lí do mà tuổi thọ trung bình gia tăng. Thêm vào đó, nhiều người lựa chọn thực phẩm chức năng để bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu, khám sức khoẻ định kì, khám sức khoẻ chuyên sâu hay nhiều người đã bỏ hoặc không sử dụng thuốc lá nhiều như trước đây.

·      Dân số tập trung về các đô thị lớn

Mặc dù số người lựa chọn về quê làm việc sau khi tốt nghiệp, sự điều động nhân lực về các địa phương có gia tăng nhưng dân số ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka vẫn liên tục tăng. Đặc biệt khu vực Kanto với Tokyo, Kanagawa, Saitama, Chiba – chỉ 4 tỉnh này cũng chiếm tới 1/4 dân số toàn Nhật Bản.

già hóa dân số ở Nhật Bản

Các thành phố lớn của Nhật Bản

Do sự tập trung quá nhiều như vậy làm cho chi phí sinh hoạt của vùng có mật độ cao tăng lên kéo theo bài toán kinh tế của các hộ gia đình hay cá nhân – cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sinh giảm.

·      Tỉ lệ học lên cao

Từ sau năm 1978, tỉ lệ học lên cấp 3 của Nhật là trên 90%, ngày nay con số này là 95%. Thêm vào đó tỉ lệ theo học đại học tuy có tăng giảm một chút nhưng nam giới vẫn đạt trên 50% và nữ giới đạt trên 45%.

Khi việc học lên các bậc học cao trở thành điều hiển nhiên của xã hội thì gánh nặng về chi phí học tập cũng sẽ tăng theo. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sinh của Nhật giảm.

 

III. Hệ lụy của già hóa dân số ở Nhật Bản

1. Gánh nặng kinh tế tăng cao

Gánh nặng kinh tế về lương hưu và chi phí y tế sẽ tăng lên khi ngày càng nhiều người già đã nghỉ hưu. Tuy lương hưu tùy thuộc vào số tiền lương trước kia cũng từng người nhưng nếu chỉ dựa vào lương hưu sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Hiện tại ở xứ sở này, một nửa số người cao tuổi đang nhận chế độ phúc lợi từ nhà nước. Chi phí này chiếm tỷ lệ vô cùng lớn trong các quỹ phúc lợi.

2. Lo lắng cho sự an toàn của người già

người già ở nhật

Người già ở Nhật

Càng lớn tuổi, người già trở nên không minh mẫn, hay quên...Điều này khiến xảy ra các trường hợp không mong muốn. Các vụ tai nạn giao thông hay cháy nhà thường xuyên xảy ra...gây an nguy đến người người cao tuổi. 

3. Thiếu nhân viên điều dưỡng, gánh nặng đối với gia đình

Già hóa kéo theo sự thiếu hụt nhân lực trẻ trong việc chăm sóc người cao tuổi. Chính vì vậy, nhiều gia đình ở Nhật buộc phải nghỉ việc để tự chăm sóc cha mẹ...Và việc để mắt 24/24 như thế này khiến những người chăm sóc bị căng thẳng, gây ra mất ngủ, sức khỏe giảm sút và kinh tế hao hụt.

Hơn nữa, việc dân số già tăng mạnh cũng khiến chính phủ Nhật Bản lo ngại về một tương lai không xa đất nước này sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt cơ sở điều dưỡng, phúc lợi dưỡng lão trầm trọng. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân hiện nay, nhiều trường hợp người già tại Nhật chết trong cô đơn tại chính căn nhà của mình.


Để giải quyết tình trạng này chính phủ Nhật hiện đang rất tạo điều kiện để thu hút du học sinh ngành điều dưỡng, các bạn có thể tham khảo các các học bổng như chương trình học du học điều dưỡng Nifis, học bổng Aoyama...

Chú ý tất cả những thông tin trước khi làm hồ sơ du học như thông tin họ tên tiếng Nhật của bạn là gì để trả lời phỏng vấn, thông xin xin visa, học phí...

 

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trường Chuyên môn Du lịch Tokyo: Học phí, học bổng 2022

Chi phí du học Nhật Bản tự túc