Văn hóa "cuồng" hàng hiệu của giới trẻ Hàn Quốc

Trong vài năm trở lại đây, giới trẻ Hàn Quốc có một văn hóa "cuồng đồ hiệu" khi mà gần như tất cả các món hàng hiệu mới lên kệ tại các trung tâm thương mại tại Hàn Quốc đều được những người trẻ "tẩu tán" rất nhanh. Đã có rất nhiều thuật ngữ để chỉ văn hóa này như "open run" (chạy đi mua hàng ngay khi sản phẩm ra mắt), “ăn tiện xài sang” hay văn hóa "flex" - một kiểu văn hóa hiphop, có nghĩa là "phô trương sự giàu có hoặc đồ quý giá".










Người trẻ mua khi hàng mới lên kệ

1. Thực trạng tại Hàn Quốc

Trước đây, các thương hiệu xa xỉ từng được cho là sản phẩm chỉ dành cho tầng lớp trung niên hay tầng lớp thượng lưu. Nhưng hiện tại, Gen MZ - những người có năm sinh từ khoảng năm 1981 đến năm 2009 - lại là nhóm người đang nổi lên với độ "chịu chơi" trong ngành công nghiệp hàng hiệu.



 Giới trẻ Hàn Quốc chi tiêu cho hàng hiệu ngày càng nhiều 

Trong bối cảnh giới trẻ ngày càng đam mê đồ hiệu, đã xuất hiện nhiều tình trạng "trớ trêu". Các bậc cha mẹ - tầng lớp văn phòng bình thường đang "đau đầu" vì con cái của họ - những cô cậu học trò cấp 2, cấp 3 đòi mua chiếc balo hàng hiệu đeo đi học hay đôi sneaker có trị giá gần 1 triệu KRW (gần 19.000.000 VNĐ) để bằng bạn bằng bè.

Ngoài ra, nhiều người còn "đồn" rằng một bộ học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Gangnam coi trọng việc có người bán đồ hiệu chuyên dụng (người tư vấn) hay không. Cũng có những bạn trẻ làm thêm ở cửa hàng tiện lợi để kiếm tiền mua giày sneakers, ví và áo khoác hàng hiệu. Với những học sinh cấp 2, cấp 3 tại Hàn Quốc, đặc biệt là ở Seoul, nếu không có một món hàng hiệu đeo bên người thì rất khó được bạn bè công nhận.

Các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tiêu thụ hàng hiệu của giới trẻ. Trên YouTube, những người có tầm ảnh hưởng ở người ở độ tuổi thanh thiếu niên và đầu độ tuổi 20 đang đăng tải những nội dung như "luxury bag haul" (mua cùng lúc rất nhiều túi hàng hiệu rồi đánh giá chúng) và "unboxing hàng hiệu" (video "đập hộp" các sản phẩm đã mua). Điều này cũng góp một phần làm cho "văn hóa" này của giới trẻ Hàn Quốc càng được đẩy mạnh.

2. Ăn uống, sinh hoạt "dè dặt" để dành tiền mua đồ hiệu

Hiện nay giới trẻ Hàn Quốc có xu hướng tiết kiệm các khoản chi tiêu cho ăn uống và nhu yếu phẩm bằng cách chỉ ăn các phần ăn nhanh gọn và giá rẻ trong các cửa hàng tiện lợi. Họ chỉ mất khoảng 1000 KRW (khoảng 19.000 VNĐ) cho mỗi bữa ăn. Sau đó sẵn sàng chi đến 1 triệu KRW (hơn 19 triệu VNĐ) cho những món hàng hiệu.

Chị Kim (23 tuổi) tiết lộ chị chỉ dành 700 won (khoảng 13.000 VNĐ) để mua giăm bông và một hộp cá ngừ sốt mayonnaise trong cửa hàng tiện lợi. Với khoản tiền tiết kiệm được từ những bữa ăn giá rẻ, chị đã một chiếc túi Channel có giá hơn 1 triệu won (hơn 19 triệu VNĐ) mà không hề do dự.




Giới trẻ chỉ ăn uống kham khổ để mua hàng hiệu

Kim chỉ là một trong hàng nghìn thanh niên thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ 1981-1996) tại Hàn Quốc đang có cách chi tiêu cực đoan như vậy. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái kéo theo mức chi tiêu chung của cả nước giảm, nhiều người trẻ Hàn Quốc sẵn sàng nhịn ăn để mua hàng hiệu. Các thương hiệu như Balenciaga, Gucci và Off-White đều có doanh số tăng vọt kể cả trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 khó khăn nhất. Một quan chức giấu tên của cửa hàng bách hóa Shinsegae cho biết 30% doanh số bán hàng của họ thuộc về người tiêu dùng VIP trong độ tuổi 20 và 30.

Bởi tình trạng này, các cửa hàng tiện lợi và trung tâm thương mại tại Hàn Quốc cũng thúc đẩy các chương trình mua sắm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các chuỗi cửa hàng tiện lợi liên tục tung ra các sản phẩm thức ăn sáng đa dạng, đẩy mạnh chiến lược marketing giá cả phải chăng bằng các sự kiện ưu đãi “giảm giá gây shock” và “giá thấp sập sàn”. Các trung tâm mua sắm ra sức mở rộng khu bày bán hàng hiệu và hạ thấp tiêu chí gia nhập nhóm khách hàng VIP để thu hút khách hàng.

3. Xếp hàng, mắc lều từ 5 giờ sáng để mua đồ hiệu

Mới đây, tờ Bloomberg News đã gọi thực trạng của người tiêu dùng Hàn Quốc bây giờ là "open run" (chạy đi mua hàng ngay khi sản phẩm ra mắt).

Hãng tin cho biết: "Kể cả trong thời kỳ đại dịch nguy hiểm nhất, bạn cũng không thấy người Hàn Quốc lao đi tích trữ lương thực, giấy vệ sinh, thức ăn cho vật nuôi,... Thay vào đó, họ lại có văn hóa xếp hàng từ 5h sáng ở trung tâm thương mại để mua túi Chanel trị giá 9.500$". Trong cái lạnh dưới âm độ, hàng dài người vẫn kiên trì chờ đợi cửa hàng mở cửa để mua được những mẫu túi mới nhất, thậm chí giăng lều, trải chăn ra đất để nằm chờ.




Xếp hàng bất chấp thời tiết để mua đồ hiệu

Chanel Korea cho biết hãng đã tăng giá gấp 4 lần trong năm nay nhưng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vẫn tăng cao. Do đại dịch nên người dân bị hạn chế du lịch nước ngoài, các chi phí xã hội cũng giảm theo nên họ quyết định dồn tiền để mua hàng hiệu.

4. Lý do "cuồng" đồ hiệu của giới trẻ

Tình trạng "khan hiếm"

Theo Korea Times, người Hàn Quốc yêu thích hàng xa xỉ vì nhiều lý do, nhưng lớn nhất là tình trạng khan hiếm. Ở trường hợp của Chanel, một câu nói nổi tiếng được nhiều người truyền tai nhau đó là "một người thậm chí không thể sở hữu sản phẩm của hãng này dù họ có tiền". Hãng đồ hiệu Pháp đã tăng giá sản phẩm 3 lần trong năm nay và chuẩn bị cho một đợt tăng nữa vào tháng 11.

Bán lại với giá gấp 3-4 lần

Do giá thường xuyên tăng cao, một số người mua nhắm đến các sản phẩm của Chanel nhằm mục đích bán lại với giá cao hơn. Họ là những "reseller", chờ đợi hàng giờ trước khi các cửa hàng đồ xa xỉ mở cửa và mua nhiều túi xách, phụ kiện trước khi hết hàng. Họ sẽ rao bán lại trên mạng với giá cao hơn.

Dịch Covid-19

Nếu đại dịch không xảy ra, một số người sẽ đi du lịch nước ngoài và chi tiền ăn uống tại các nhà hàng hạng sang. Tuy nhiên, khi đại dịch kéo dài gần 2 năm, một lượng lớn người dân Hàn Quốc lại đặt mục tiêu sở hữu những món đồ xa xỉ.

Giá bất động sản 

Những người ở độ tuổi 20 và 30 Hàn Quốc chia sẻ, giá nhà ở Seoul và những thành phố lớn khác đã tăng đến mức họ không có khả năng mua. Do đó, việc tiết kiệm tiền để mua nhà là điều vô nghĩa. Bởi vậy, họ đổ tiền vào mua túi Chanel và giàu Gucci. Hơn nữa, lãi suất siêu thấp cũng làm giảm sức hấp dẫn của việc gửi tiết kiệm. Điều này đã thúc đẩy nhiều bạn trẻ tập trung vào hiện tại hơn là lên kế hoạch cho một tương lai không chắc chắn.

5. Lời khuyên cho Du học sinh Hàn Quốc 

Đối với du học sinh khi mới sang Hàn Quốc chắc chắn sẽ cảm thấy rất "chóang ngợp" với những khu trung tâm thương mại "đồ sộ"  và những món đồ hiệu bắt mắt tại nơi đây. Cùng với thói quen "vung tiền cho hàng hiệu" của giới trẻ Hàn Quốc, du học sinh mới rất dễ bị ảnh hưởng và có thể chi tiền quá tay với các món đồ hiệu, đặc biệt là các du học sinh tại Seoul.

Để không vướng phải tình trạng này thì các du học sinh nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho cuộc sống mới tại Hàn Quốc. Sau đây TNG Việt Nam sẽ gợi ý vài tips cho các bạn tham khảo:

Đầu tiên các bạn nên tìm hiểu xem chi phí đi du học Hàn Quốc là bao nhiêu để có thể tự chuẩn bị tiền trước, không cần phải mang quá nhiều tiền vì nếu mang quá nhiều bạn rất có thể tiêu sài hoang phí khi "hoa mắt" bởi những món đồ bên đây.

Các bạn có thể tìm kiếm học bổng để đi du học, việc có học bổng du học sẽ giảm bớt gánh nặng kinh tế cho các bạn du học sinh rất nhiều bởi khi đó các bạn không cần phải lo về mức học phí khá cao tại các trường Hàn Quốc. Có nhiều cách săn học bổng du học Hàn Quốc như học bổng đầu vào ngôn ngữ của trường Đại học Hàn Quốc, học bổng của trung tâm giới thiệu tại Việt Nam, học bổng của Chính phủ...

Tại Hàn Quốc các du học sinh cũng nên có một công việc làm thêm để có thể trang trải cuộc sống. Các công việc làm thêm phổ biến tại Hàn Quốc như phục vụ quán ăn, nhân viên thu ngân, bán hàng... đều có mức thu nhập khá ổn. Các bạn có thể tìm hiểu 3 mẹo tìm công việc làm thêm cho du học sinh Hàn Quốc  để dễ dàng tìm công việc cho mình.

Ngoài ra du học sinh đang chuẩn bị sang Hàn Quốc cũng có thể tham khảo kinh nghiệm du học Hàn Quốc đúc kết từ 5 năm kinh nghiệm  của các anh chị tiền bối để làm kinh nghiệm cho mình tại cuộc sống ở Hàn Quốc.

















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trường Chuyên môn Du lịch Tokyo: Học phí, học bổng 2022

Thực trạng già hóa dân số ở Nhật Bản

Chi phí du học Nhật Bản tự túc